Tại sao phải ăn chay vào ngày mùng 1 và ngày 15 (Âm lịch)
Có hai trường phái trong ăn chay đó là: ăn chay trường và ăn chay kỳ. Ăn chay vào ngày mùng 1 và ngày rằm còn được gọi là ăn chay kỳ hay ăn chay theo đạo Phật.Ăn chay theo đạo Phật là để dưỡng lòng từ bi đối với tất cả chúng sanh trên đời. Việc ăn chay là tùy duyên, phát tâm từ chánh niệm, người phật tử có thể ăn chay vào bất cứ ngày nào trong tháng, mỗi ngày chay đều rất đáng trân quý. Ăn chay càng nhiều càng tốt, để tránh tạp niệm trong tâm, rũ bỏ ô nhục cõi trần, mau đạt đến cảnh giới cực lạc.
Thế nhưng, nếu người Phật tử không thể ăn chay trường hoặc đảm bảo tứ trai, lục trai, thập trai trong tháng, thì điều nên làm là thực hiện theo nhị trai. Tức là ăn chay vào 2 ngày trong tháng là mùng 1 và ngày 15 âm lịch.
Việc ăn chay ngày mùng 1 và ngày rằm đã trở thành một truyền thống, một phong cách ăn chay quen thuộc. Họ cứ mặc nhiên cho rằng ấy là vì xưa nay đã vậy, cứ thực tâm thực lòng mà theo, thắc mắc để làm gì.
Nguồn gốc của tục ăn chay
Ăn chay kỳ theo kiểu Nhị Trai được xem là pháp môn tu đầu tiên cho các Phật tử tại gia. Có được truyền thống này, phải kể đến công lao của các bậc tổ sư Phật giáo Đại thừa.Đạo Phật là đạo của Từ bi và Trí tuệ. Đức Phật đã dẫn lối soi đường cho chúng ta con đường đoạn trừ khổ đau mà hướng về an lạc. Con đường Giới, Định, Tuệ và lời dạy ấy được cô đọng lại trong bài kệ Kinh Pháp cú 183:
- Không làm các điều ác
- Thành tựu các hạnh lành
- Tâm ý giữ trong sạch
- Chính lời chư Phật dạy
Truyền thống tốt đẹp
Ăn chay mùng 1 và ngày rằm trở thành truyền thốngHơn thế nữa, theo quan điểm nhà Phật “trùng trùng duyên khởi”, hữu hóa duyên sanh”, thì ngày mùng 1 là ngày khởi đầu trong một tháng. Nó có ý nghĩa vô cùng quan trọng của sự chuyển hóa, sự bắt đầu. Nên sống như thế nào trong một tháng mới, để mọi sự dữ hóa lành, để mọi điều trở nên ý nghĩa hơn.
Cũng như vậy, ăn chay ngày rằm cũng là một dụng ý của Phật. Ngày rằm trăng sáng đẹp, ánh sáng ôn hòa dịu dàng dễ khiến lòng người mềm yếu bao dung. Rất nhiều nơi trên thế giới cổ đại, và ngay trong hiện đại, ngày rằm được lấy làm ngày vui chơi, lễ hội, tình duyên. Vào một ngày đẹp và đầy chất thơ như vậy, hà cớ gì lại không tu nhân tích đức làm việc thiện lành?
Xóa nghiệp sát, hướng đến thiện lành
Ăn chay giúp con người xóa nghiệp sát, hướng đến thiện lànhDưới góc nhìn của Phật tử, người ta tin rằng Đức Phật đã dựng xây giáo lý của mình trên nền tảng tu tập đạo đức, tu tập tâm thức và hướng con người đến với sự giác ngộ và giải thoát tối thượng.
Ngoài ra hiện tượng ngày rằm cũng được giải thích bằng quan niệm vũ trụ. Đó là hiện tượng của thủy triều, hiện tượng của các hành tinh chuyển động qua lại trong hệ mặt trời.
Hướng bản thân tu tâm, tu đức mang lại muốn cuộc sống an nhàn, thảnh thơi, giúp ích cho đời là Phong thủy vượng nhất của con người!
Trên đây là những thông tin tham khảo hi vọng sẽ giúp quý gia chủ hiểu thêm về Tại Sao Có Tục Lệ Ăn Chay Ngày Rằm Và Mùng 1. Để biết thêm chi tiết vui lòng liên hệ với các chuyên gia về phong thủy để nhận các tư vấn chính xác nhất về những vấn đề liên quan khác.
Quý gia chủ muốn được tư vấn miễn phí về Phong Thuỷ
Xin mời liên hệ: Chuyên gia phong thuỷ Ngô ChungSố điện thoại: 0972558256
Tìm hiểu thêm kiến thức về phong thuỷ
Bài viết liên quan: Phong Thuỷ Hoá Giải
Youtube: Chuyên gia phong thuỷ Ngô Chung
Blogspot: Phong Thuỷ Nhân Lộc Blogspot
Pinterest: Phong Thuỷ Nhân Lộc Pinteres
LinkedIn: Phong Thuỷ Nhân Lộc LinkedIn
Google: Phong Thuỷ Nhân Lộc Business
Medium: Phong Thuỷ Nhân Lộc Mediu
Twitter: Phong Thuỷ Nhân Lộc Twitter
Group: CỘNG ĐỒNG PHONG THỦY
Fanpage: Phong Thuỷ Nhân Lộc
Link bài viết: Tại Sao Có Tục Lệ Ăn Chay Ngày Rằm Và Mùng 1
Blogspot: Phong Thuỷ Nhân Lộc Blogspot
Pinterest: Phong Thuỷ Nhân Lộc Pinteres
LinkedIn: Phong Thuỷ Nhân Lộc LinkedIn
Google: Phong Thuỷ Nhân Lộc Business
Medium: Phong Thuỷ Nhân Lộc Mediu
Twitter: Phong Thuỷ Nhân Lộc Twitter
Group: CỘNG ĐỒNG PHONG THỦY
Fanpage: Phong Thuỷ Nhân Lộc
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét