Các cách đặt tên công ty
Một cái tên ngắn gọn, dễ nhớ, gắn với thương hiệu và sản phẩm dịch vụ chắc chắn sẽ giúp doanh nghiệp của bạn đi vào lòng khách hàng, ngoài tên dễ nhớ thì chúng ta phải chắc chắn sản phẩm của dịch vụ của mình phải đảm bảo đủ tốt để khách hàng có thể cảm thấy hài lòng khi sử dụng mới có thể tạo nên một doanh nghiệp bền vững. Một cái tên hay không thể cứu một sản phẩm quá tệ được!Đặt tên công ty chắc chắn là một trong những quyết định khó khăn nhất đối với hầu hết mọi người khi khởi nghiệp. Một cái tên công ty hay và hấp dẫn không chỉ truyền cảm hứng cho toàn doanh nghiệp mà còn là nền móng quan trọng để xây dựng tài sản thương hiệu lâu dài. Bài viết sau đây chia sẽ những cách phổ biến nhất để đặt tên cho công ty mới của bạn.
Tên công ty theo tên cá nhân
Lựa chọn này thích hợp cho các công ty tư nhân, gia đình. Tuy nhiên, rất nhiều công ty lớn trên thế giới có nguồn gốc tên công ty từ tên cá nhân. Có một vài cách đặt tên cho công ty theo tên cá nhân như:- Đặt theo tên chủ doanh nghiệp: Nhật Cường Mobile, Google, Long Thành Group,...
- Đặt tên theo tên ghép của những người sáng lập doanh nghiệp: Mạnh Dũng, Tấn Phát Sang,…
- Đặt tên bằng tên của những người thân: vợ – chồng, con,…
- Đặt tên bằng họ của những người sáng lập: Thiên Long Group, Công ty Đạt Phát,...
Tên công ty theo địa danh
Đây là một cách đặt tên rất truyền thống được sử dụng để nhấn mạnh tính bản địa của doanh nghiệp giúp doanh nghiệp có lợi thế khi phục vụ tại thị trường địa phương hoặc trong trường hợp sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp sẽ được đánh giá cao khi có người gốc xuất xứ tại đây. Một vài cách đặt tên theo phương pháp này như:- Lấy địa danh làm tên chính: Bất động sản Thăng Long, Nhà đất Thủ Đô, Bia Hà Nội,…
- Lấy địa danh nổi tiếng về loại sản phẩm đang kinh doanh: Nước mắm Phan Thiết, Yến Khánh Hòa, Vang Đà Lạt, Chè Thái Nguyên,…
- Lấy tên ghép của các quốc gia: Việt Trung, Việt Nhật, Việt Pháp, Việt Nga,…
- Lấy tên địa danh làm chỉ dẫn xuất xứ: Hoàng Anh Gia Lai, Đồng Tâm Long An,…
Đặt tên công ty bằng những từ viết tắt
Đây là cách mới nhưng khá phổ biến trong các doanh nghiệp Việt Nam. Ban đầu những tên này có thể là viết tắt của tên doanh nghiệp đầy đủ nhưng sau đó do việc sử dụng thuận tiện hơn nó có thể trở thành tên gọi thay thế và đôi khi tên gọi pháp lý của doanh nghiệp. Có một số cách đặt tên như sau:- Viết tắt tên ngành nghề: Viettel Telecom, Vinamilk,...
- Viết tắt từ tên công ty đầy đủ: Phu Nhuan Jewelry Joint Stock Company
- Lấy các chữ cái đầy tiên của tên: ACB ( Ngân hàng Á Châu), ICP (Internation Consumer Product),…
Ví dụ Công ty CP Sữa Việt Nam, Tổng công ty Điện lực, Tổng công ty hóa dầu, Công ty Rượu bia Hà Nội,… Cách đặt tên này sẽ kém hiệu quả nếu bạn ở trong một ngành hàng có nhiều sự cạnh tranh và nhiều đối thủ. Bởi khi đó sẽ không ai phân biệt nổi: Công ty sữa Việt Nam, Công ty sữa Quốc Gia, Công ty Sữa Quốc tế,… không có sự nhận diện thương hiệu bởi tên những công ty đó quá chung chung.
Đặt tên công ty bằng tính từ mô tả
Đây là một trong những phương pháp đặt tên được sử dụng nhiều nhất trong thực tế. Nó phản ánh những ước vọng của chủ doanh nghiệp khi tham gia kinh doanh. Những tên loại này thường được đặt theo:- Sự may mắn, thành công: Nhà đất Tài Lộc, Lộc Phát, Tài Phát, Hưng Thịnh, Phúc Thịnh, Thành Đạt,…
- Uy tín, tin cậy: Vàng bạc Bảo Tín, Nhà đất Trung Tín, Bảo hiểm Bảo Việt, Đại Tín, Tín Nghĩa ngân hàng…
- Khát vọng dẫn đầu: Công ty công nghệ Tiên Phong, Công ty y tế Tiến Bộ,…
- Triết lý kinh doanh: Công ty xây dựng Hòa Bình, Công ty CP Đồng Lợi, Công ty Hiệp Phát, Hợp Tiến,…
Lấy cảm hứng từ các danh phổ thông
Đôi khi một danh từ gợi nhắc lại có thể được sử dụng rất hiệu quả để đặt tên cho công ty. Bạn cứ thử một trong vài cách sau đây nhé:- Lấy cảm hứng từ các vị thần trong thần thoại: Vệ Nữ, Mặt Trời, Venus, Panora, Zeus Spa,…
- Một trong các hành tinh trong thái dương hệ: Sao Kim, Sao Thủy, Sao Khuê, Sao Bắc Đẩu, Sao Mai,…
- Một trong các loài hoa: Công ty truyền thông Hướng Dương, Hoa Hồng, Công ty mỹ phẩm Cẩm Tú, thời trang Salla (tên một loài hoa hồng), Giấy đa năng Rosalia,…
- Lấy cảm hứng từ loài vật: BiaTiger (hổ), Eagle (đại bàng), Nước tăng lực Redbull, Mỳ Gấu đỏ,…
- Lấy cảm hứng từ một danh lam thắng cảnh: Khách sạn Bài Thơ, Công ty du lịch Phú Bài, Công ty đá mỹ nghệ Non Nước, Công ty du lịch Hòn Dấu,…
- Lấy cảm hứng từ văn học: Khách sạn Mộng Mơ, Công ty truyền thông Núi Đôi, Thời trang Casanova,
Đặt tên công ty bằng Ngoại ngữ
Đây là một xu hướng ngày càng được sử dụng rộng rãi trong các doanh nghiệp Việt Nam và đặc biệt là các doanh nghiệp trẻ. Ngày càng nhiều người có khả năng sử dụng tiếng Anh hoặc hiểu được các ngôn ngữ ngoại nhập. Do vậy, xu hướng sử dụng ngoại ngữ để đặt tên công ty sẽ làm cho doanh nghiệp hiện đại hơn, tạo được liên kết với những thuộc tính mà ngôn ngữ của quốc gia đó đại diện.Ví dụ: nếu doanh nghiệp có tên mang âm hưởng Đức sẽ được hưởng lợi nếu là doanh nghiệp sản xuất, phân phối các thiết bị công nghiệp (Đức vốn nổi tiếng với các sản phẩm này), doanh nghiệp mang tên gợi nhắc đến Nhật Bản sẽ tượng trưng cho các sản phẩm gia dụng và điện tử chất lượng cao.
Ví dụ: Công ty hàng tiêu dùng Masan, Nhà hàng Kichi – Kitchi, Công ty đầu tư Vincom, Máy lọc nước Akamoto, Cửa nhựa Ausdoor,...
Có vô vàn cách gợi ý khác nhau cho việc đặt tên công ty Tuy nhiên, những cách trên đây được sử dụng rất phổ biến và cũng tạo được không ít những tên công ty hấp dẫn. Để tìm kiếm tên cho doanh nghiệp bạn đừng chần chờ gì nữa, hãy bắt đầu bằng những ý tưởng gần gũi nhất với công việc kinh doanh của bạn: bạn làm gì? phục vụ ai? địa điểm ở đâu? tên của bạn có phù hợp với ngành nghề của mình không?, bạn có nghĩ tới một loài hoa, một vị thần hay 1 địa danh nào không?,… Hãy động não và huy động sự giúp đỡ của người thân, bạn bè để có những ý tưởng tốt nhất.
Các nguyên tắc đặt tên công ty
Tên ngắn gọn, dễ đọc
Là tên doanh nghiệp của bạn phải dễ phát âm và tên phải ngắn gọn. Phát âm từ 2 đến 3 âm tiết là tốt nhất.Ví dụ: Những thương hiệu nổi tiếng nhất thế giới: Lazada, Tiki, Samsung, Sony, Shopee, Adidas,...
Nếu 4 âm tiết thì tên phải vần điệu dễ nhớ: Alibaba, Coca Cola,...
Hạn chế đặt tên khó nhớ
Những cái tên khó nhớ trừ khi là những thương hiệu cực kỳ lớn trên thế giới đi sâu vào tiềm thức của khách hàng mới có thể làm khách hàng nhớ được, nhưng chúng ta cũng không nên đặt những cái tên như vậy bởi sẽ rất khó để có đủ tiềm lực về kinh tế để xây dựng được thương hiệu như những công ty không có gì ngoài tiền như họ.Thật khó để khách hàng nhớ đến những cái tên dài bởi một ngày họ phải tiếp nhận quá nhiều thông tin và trong số đó nếu bạn không có điểm gì nổi trội mà tên lại khó đọc, khó nhớ thì xin chia buồn với doanh nghiệp của bạn.
Ví dụ: Hoàng Anh Gia Lai, Công ty Cổ phần Nhà hàng Nam Yến Đại Cát,...
Không đặt tên công ty nhiều ngôn ngữ
Những cái tên đan xen giữa nhiều ngôn ngữ sẽ rất khó cho những người không thông thạo hay không biết nhiều về ngoại ngữ, sẽ thật khó để đánh vần một cái tên giữa tiếng việt nam và tiếng nước ngoài, hoặc có thể đánh vần được thì làm sao có thể hiểu được khi người khác đọc cho mình nghe.Chúng ta nên hạn chế đặt những tên công ty nhiều ngôn ngữ bởi nó thật sự không phổ thông cũng như rất khó nhớ nếu tập khách hàng của chúng ta là những người trong nước và không rành về ngoại ngữ.
Ví du: Công ty cổ phần Áo Dài Thiết Kế Lotus,...
Những điểm cấm khi đặt tên công ty
- Không đặt tên gây nhầm lẫn, hiểu nhầm hoặc trùng với công ty đã đăng ký
- Trùng với tên cơ quan, tổ chức chính trị nhà nước, để làm toàn bộ hoặc làm một phần cho tên công ty riêng
- Sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hoá, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc.
Đặt tên công ty theo phong thủy
Trước hết việc đặt tên cần dựa theo ý nghĩa của tên, như may mắn, mong muốn phát triển, những điều tốt đẹp như : Thành Đạt, Lộc PhátVề việc phân định Bát Quái cho tên để dự đoán tương lai của công ty được thành lập theo nguyên tắc như sau:
Dựa vào số lượng chữ cái để tính số, thông qua số để lập thành quẻ. Ta chia tên ra làm 2 phần, nếu tên có 3 chữ thì có thể chia 2 chữ đầu ra làm một phần
- Sau đó tiến hành đếm số chữ cái cho mỗi phần để lập quẻ, mỗi chữ ta tính là 1 thẻ.
- Sau khi có số chữ của 2 phần tiến hành lập quẻ theo số của Tiên Thiên Bát Quái.
Trên đây là những thông tin tham khảo hi vọng sẽ giúp quý gia chủ hiểu thêm về tuổi và cách chọn hướng nhà bếp theo tuổi và mệnh của mình, để biết thêm chi tiết vui lòng liên hệ với các chuyên gia về phong thủy để nhận các tư vấn chính xác nhất về những vấn đề liên quan khác.
Quý gia chủ muốn được tư vấn miễn phí về Phong Thuỷ
Xin mời liên hệ: Chuyên gia phong thuỷ Ngô Chung
Số điện thoại: 0972558256
Số điện thoại: 0972558256
Tìm hiểu thêm kiến thức về phong thuỷ tại đây
Phong Thuỷ Doanh Nghiệp - Kinh Doanh
Website: http://phongthuynhanloc.com/Youtube: Chuyên gia phong thuỷ Ngô Chung
Blogspot: Phong Thuỷ Nhân Lộc Blogspot
Pinterest: Phong Thuỷ Nhân Lộc Pinteres
LinkedIn: Phong Thuỷ Nhân Lộc LinkedIn
Google: Phong Thuỷ Nhân Lộc Business
Medium: Phong Thuỷ Nhân Lộc Medium
Twitter: Phong Thuỷ Nhân Lộc Twitter
Group: CỘNG ĐỒNG PHONG THỦY
Fanpage: Phong Thuỷ Nhân Lộc
Link bài viết: Bí Kíp Phong Thủy Đặt Tên Công Ty Khác Biệt Nhất 2019Blogspot: Phong Thuỷ Nhân Lộc Blogspot
Pinterest: Phong Thuỷ Nhân Lộc Pinteres
LinkedIn: Phong Thuỷ Nhân Lộc LinkedIn
Google: Phong Thuỷ Nhân Lộc Business
Medium: Phong Thuỷ Nhân Lộc Medium
Twitter: Phong Thuỷ Nhân Lộc Twitter
Group: CỘNG ĐỒNG PHONG THỦY
Fanpage: Phong Thuỷ Nhân Lộc
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét